Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng
Tháng 5-1976, Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân đã xuất bản cuốn sách “Đại thắng mùa xuân” của Đại tướng Văn Tiến Dũng. Đây là cuốn sách hay mang giá trị lịch sử và quân sự sâu sắc bởi nhiều cứ liệu lịch sử chính xác, do chính Đại tướng Văn Tiến cung cấp. Cuốn sách là tài liệu quý phục vụ công tác nghiên cứu quân sự chiến dịch, chiến lược, ứng dụng trong xây dựng LLVT nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Mở đầu cuốn sách, Đại tướng Văn Tiến Dũng viết: “Cuốn sách chủ yếu nhằm giới thiệu với bạn đọc những vấn đề thuộc về sự lãnh đạo sáng suốt của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương, sự đấu lực và đấu trí rất thông minh của Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta trong phạm vi chiến lược và chiến dịch để dẫn đến toàn thắng, không đi sâu vào các hoạt động, thành tích và trận chiến đấu cụ thể của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, đơn vị, các địa phương và các tầng lớp nhân dân”.
Đồng chí cũng khiêm tốn bày tỏ về cuốn sách: “Cuốn Đại thắng mùa xuân chỉ là những nét phác thảo nhằm kịp thời giới thiệu với bạn đọc một số mẩu chuyện về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 để thấy rõ sự chỉ đạo với tài thao lược, tính kiên quyết, tư tưởng cách mạng tiến công, tính độc lập tự chủ của tập thể Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, những cố gắng phi thường, những hy sinh to lớn của quân và dân ta trong cả nước”.
Nghiên cứu lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thấy rằng, việc xác định quyết tâm chiến lược mở Chiến dịch Tây Nguyên ở thời điểm “nút” và giành thắng lợi sau này là nghệ thuật trong chọn mục tiêu chiến lược vô cùng quan trọng của Bộ Chính trị, quyết định phần lớn đến tạo ra thời cơ chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Điều này đã được thể hiện trong Chương 3 có tên “Chiến trường quan trọng” của cuốn sách.
Nổi bật ở chương này là Đại tướng Văn Tiến Dũng kể một số chi tiết trong hội nghị Thường trực Quân ủy Trung ương họp ngày 9-1-1975. Trước đó một ngày, Hội nghị Bộ Chính trị đã xác định quyết tâm mở Chiến dịch Tây Nguyên và cử đồng chí Văn Tiến Dũng vào chiến trường Tây Nguyên, thay mặt Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh để chỉ huy trực tiếp tại chỗ. Đại tướng thuật lại: “Đang họp thì được tin địch vẫn tiếp tục điều chỉnh sư đoàn dù để phòng thủ khu vực Đà Nẵng. Như thế là địch chưa phát hiện được lực lượng và chuẩn bị của ta ở Tây Nguyên”. Tại cuộc họp này, đồng chí kể rằng, đồng chí Lê Đức Thọ được Bộ Chính trị cử đến đã nhấn mạnh: “Phải đặt vấn đề dứt khoát là giải phóng Buôn Ma Thuột. Ta có gần 5 sư đoàn ở Tây Nguyên mà không đánh được Buôn Ma Thuột là thế nào?”.
Kết luận hội nghị, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân ủy Trung ương xác định một số vấn đề: Khu vực và mục tiêu tiến công, nhiệm vụ chiến dịch, hướng phát triển, sử dụng lực lượng, gợi ý về cách đánh, nhấn mạnh đến phương châm mạnh bạo, bí mật, bất ngờ, phải nghi binh rất nhiều để làm cho địch tập trung sự chú ý vào việc bảo vệ phía bắc Tây Nguyên. Hội nghị cũng quyết định Chiến dịch Tây Nguyên mang mật danh “Chiến dịch 275”.
Trong chiến dịch Tây Nguyên, khó khăn lớn nhất với ta là bố trí thế trận sao cho bí mật, để khi tấn công gây được bất ngờ, buộc địch lâm vào thế bị động chiến lược, dẫn đến bị động chiến dịch, chiến thuật và thất bại. Đại tướng Văn Tiến Dũng đã thông tin khá chi tiết và đầy đủ quá trình chỉ đạo chuẩn bị chiến dịch, nhất là trong tạo thế. Điều này đã được thể hiện rõ nét ở Chương 5 có tựa là “Cài thế”. Tại đây, Đại tướng viết về cách đánh trong Chiến dịch Tây Nguyên: “Một mặt, phải sử dụng lực lượng tương đối lớn, cỡ trung đoàn và sư đoàn để cắt các đường giao thông số 19, số 14, số 21, tạo ra thế chia cắt địch; về chiến lược, tách rời Tây Nguyên với đồng bằng ven biển và về chiến dịch cô lập Buôn Ma Thuột với Plây-cu và Plây-cu với Kon Tum. Đồng thời tích cực hoạt động nghi binh, giam chân địch, thu hút sự chú ý và lực lượng của chúng về phía bắc Tây Nguyên, tạo điều kiện cho ta có thể giữ bí mật bất ngờ ở phía nam cho đến khi nổ súng đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột”.
Để thực hiện mục tiêu này, đồng chí Văn Tiến Dũng viết: “Ta lại tăng cường hoạt động nghi binh: Huy động nhân dân vùng giải phóng ở Kon Tum và Pleiku rầm rập kéo đi làm đường, chữa đường, vận tải, bộ đội kết hợp với địa phương tổ chức nhiều cuộc mít tinh hoan nghênh bộ đội về giải phóng Plây-cu, Kon Tum”. Hơn nữa, vào ngày 1-3-1975, Sư đoàn 968 diệt hai đồn trên đường số 19, phía tây Plây-cu, áp sát vào quận Thanh An. Đại tướng viết: “Từ những lý do này, địch lại càng khẳng định ta chuẩn bị địa bàn để đánh Plây-cu. Thấy địch đã “mắc câu”, tôi nhắc đồng chí Hoàng Minh Thảo chỉ thị cho Sư đoàn 968 đánh mạnh hơn nữa, tăng thêm đạn lớn cho sư đoàn bắn vào sân bay Cù Hanh và dặn đồng chí Thanh Sơn, Sư đoàn trưởng, là phải thực hiện “đánh một, la mười”.
Đại tướng Văn Tiến Dũng lý giải về quyết định không cắt đường số 14, mưu chiến lược của ta trước khi nổ ra chiến dịch hết sức thuyết phục: “Trong kế hoạch cài thế, ngoài việc chia cắt chiến lược thì chia cắt chiến dịch có nhiệm vụ chốt chặn đường số 14 để cắt rời Buôn Ma Thuột với Plây-cu. Nhưng nên thực hiện vào lúc nào? Nếu cắt đường số 14 sớm thì sẽ có thể bị lộ ý định đánh Buôn Ma Thuột. Và muốn cắt đường số 14 trên hai đoạn phía bắc và phía nam quận lỵ Thuần Mẫn thì phải đánh chiếm quận lỵ này. Mà đã đánh chiếm thì địch sẽ biết ta có một sư đoàn đứng ở bắc Buôn Ma Thuột. Trong trường hợp đó, địch sẽ tìm cách đưa thêm lực lượng về tăng cường Buôn Ma Thuột và giải tỏa đường bằng dùng máy bay lên thẳng đổ bộ hoặc đánh thông đường số 14. Cuộc chiến đấu ở đây có thể sẽ sớm “cộm lên”, yếu tố bí mật trước khi đánh Buôn Ma Thuột sẽ không còn”.
Diễn biến Chiến dịch Tây Nguyên đã diễn ra đúng như ý định của ta. Kết quả là địch phải rút bỏ “nóc nhà Đông Dương” và lâm vào thế bị động chiến lược. Thông qua 3 trận đánh then chốt: Thị xã Buôn Ma Thuột diễn ra từ ngày 10 đến 11-3-1975; tiến công địch phản kích ở Phước An từ ngày 12 đến ngày 18-3-1975 và trận tiêu diệt địch trên đường số 7 và số 5 kết thúc sáng 19-3 ta đã tạo ra thời cơ chiến lược vô cùng thuận lợi để mở các chiến dịch khác, nhanh chóng giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Do điều kiện dung lượng có hạn, trong bài viết này chỉ trình bày những nét tiêu biểu mà Đại tướng Văn Tiến Dũng viết về Chiến dịch Tây Nguyên, để chứng minh phần nào tài nghệ chỉ huy chiến lược trên cơ sở tổng hợp, phân tích và những quyết định của Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Thạc sĩ VŨ BÌNH TUYỂN, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng Full
Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng MP3
Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng AUDIO
Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng Sách nói
Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng nghe đọc
MP3 Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng
SÁCH NÓI Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng
AUDIO Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng
Nghe đọc Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng
Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng Full
Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng MP3
Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng AUDIO
Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng Sách nói
Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng nghe đọc
MP3 Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng
SÁCH NÓI Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng
AUDIO Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng
Nghe đọc Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng
Tải Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng
Tải miễn phí Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng
Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng pdf
Tải Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng pdf
Tải Đại thắng mùa Xuân – Đại tướng Văn Tiến Dũng epub
Hồi ký Đại tướng Văn Tiến Dũng
đọc Hồi ký Đại tướng Văn Tiến Dũng
nghe Hồi ký Đại tướng Văn Tiến Dũng
mp3 Hồi ký Đại tướng Văn Tiến Dũng
sách nói Hồi ký Đại tướng Văn Tiến Dũng
Đánh giá
There are no reviews yet